Sáng tác

“Sáng tác” hiểu đơn giản là tạo dựng nên một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng để thu hẹp phạm vi lại, cụ thể là trong việc tạo nên một bài hát thì “sáng tác” chính là phần tạo hình của ý tưởng đầu tiên – ý tưởng nguyên bản ban đầu. “Sáng tác” là hành động ghi lại và chụp lấy ý tưởng để có được phần phác thảo rõ nét trước khi biến một ý tưởng (demo) thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Nền móng của bài hát nằm ở giai đoạn sáng tác (bao gồm chủ đề, nội dung, thông điệp, giai điệu, âm giai, hoà thanh)

Có thể bạn sẽ muốn bắt đầu bằng việc học một loại nhạc cụ vì thực sự việc chơi nhạc cụ sẽ giúp bạn chủ động hơn rất nhiều trong sáng tác. Chơi nhạc cụ không chỉ giúp bạn “ngẫu hứng” ra nhạc mà nó còn giúp bạn hiểu về hòa thanh, hiểu về cấu trúc bài hát, hiểu về nhạc lý cơ bản. Học nhạc cụ là “một mũi tên trúng nhiều đích”. Nếu bạn không chơi nhạc cụ, bạn sẽ dễ bị phụ thuộc vào những “con beat” có sẵn để viết nhạc và điều này dẫn tới sự “một màu” trong sáng tạo. Ngược lại, khi bạn có thể kết nối được với một loại nhạc cụ mà mình yêu thích, nhạc lý cơ bản mà bạn có được từ việc học nhạc cụ kết hợp với năng khiếu âm nhạc mà bạn sở hữu, chắc chắn “một bài hát” sẽ tự tìm đến bạn.

Nếu bạn hứng thú với Guitar, bạn có thể tham khảo một vài clip hướng dẫn chơi Guitar tại đây.

Ở thời điểm hiện tại thì đúng là như vậy! 90% những người “sáng tác không cần nhạc lý” đều sẽ dùng beat-có-sẵn để viết nhạc, 10% còn lại là những người biết chơi hợp âm bằng nhạc cụ và sẽ chơi ngẫu nhiên các hợp âm dựa theo khả năng cảm thụ của bản thân để tạo ra một vòng hoà thanh (họ có thể không hiểu nhạc lý nhưng nhờ năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, họ vẫn có khả năng sáng tác). Nếu bạn nằm trong số 90% thì vị trí của bạn sẽ là người đồng sáng tác ra bài hát đó, không thực sự là tác giả (bởi hoà thanh của bài hát không phải do bạn tạo nên). Với 10% còn lại, nếu bạn có thể hoàn thiện được cả phần hòa âm phối khí cho bài hát thì bạn chính là tác giả duy nhất có toàn quyền kinh doanh thương mại và quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm của mình.

Nếu bạn quan tâm về nhạc lý cơ bản, bạn có thể tham khảo mẹo định vị 7 Bậc trong các giọng Trưởng/Thứ hoặc thần-chú ghi nhớ các nốt thăng/giáng trong các giọng Trưởng/Thứ nhé!

Đó chính là: Nhịp (Beat), Tempo (BPM) và Giọng (Key). Đây là 3 thứ chắc chắn bạn phải xác định được trước khi bắt đầu viết bất cứ đoạn nhạc nào. Kể cả khi bạn ngẫu hứng ngân nga một giai điệu ngắn, ít nhất bạn cũng phải xác định được đoạn giai điệu bạn vừa phiêu là nhịp gì, tempo bao nhiêu. Chỉ khi bạn xác định được những yếu tố này thì workflow của bạn ở những giai đoạn tiếp theo mới có thể diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

Để xác định Tempo nhanh chóng, bạn có thể tìm kiếm và tải về các ứng dụng Metronome có sẵn trên thị trường (nên dùng những App có tính năng Tap Tempo)

Cấu trúc của một bài hát hoàn toàn phụ thuộc vào thể loại nhạc của bài hát đó. Cách tốt nhất là bạn hãy tìm nghe thật nhiều nhạc thuộc thể loại nhạc mà mình yêu thích hoặc theo đuổi. Về cấu trúc chung thì một bài hát sẽ luôn luôn có Verse 1, Verse 2 Điệp khúc (chorus). Pre-chorusBridge có thể có hoặc không, tùy vào ý đồ của người sáng tác. Sau này, khi thể loại Hip Hop thịnh hành, đã có nhiều bài hát mà cấu trúc là các Verse cùng những đoạn Hook được lặp đi lặp lại thay vì dùng Chorus. Nhìn chung, cấu trúc của một bài hát là không cố định. Bạn có thể tham khảo thêm về đề tài này tại đây.

Nói một cách dễ hiểu thì Hợp Âm là “con” của Hòa Thanh. Mỗi một vòng Hòa Thanh thường sẽ có nhiều “đứa con” Hợp Âm trong đó. Những “đứa con” này (các Bậc) được sắp xếp và xuất hiện dựa trên Giọng (Key) của bài hát.

 

Giai điệu một bài hát được tạo nên từ các nốt nhạc:

 

Các nốt nhạc (từ 3 nốt trở lên) xếp chồng lên nhau (theo một cấu trúc Quãng nhất định) tạo nên Hợp Âm:

 

Các Hợp Âm (các Bậc) được chọn lựa theo một Giọng (Key) cụ thể tạo nên vòng Hòa Thanh:

Các dạng Hợp Âm phổ biến trong âm nhạc:

 

  • Hợp âm cơ bản (triad chord)
  • Hợp âm giảm (dim)
  • Hợp âm mở (open voicing)
  • Hợp âm 7 (dominant chord)
  • Hợp âm màu (color chord: add2, add4,…)
  • Hợp âm mở rộng (extended chord: maj7, min7, dim7,…)
  • Hợp âm chuyển (passing chord)
  • Hợp âm treo (suspended chord: sus2, sus4)
  • Hợp âm tăng (augmented chord)

Các hợp âm này có thể đứng một mình hoặc kết hợp cùng nhau để tạo ra các màu sắc khác nhau, tùy vào mục đích của người sáng tác. Bạn có thể tham khảo thêm cách phân biệt các hợp âm màu tại đây.

Với những người chơi nhạc tự phát (không qua trường lớp) thì khái niệm phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp là Giọng. Nhưng sự thật thì một bài hát nếu chỉ biết về Giọng thôi là chưa đủ! Cái chúng ta cần biết và hiểu là GiọngĐiệu Thức. Đây là 2 thứ luôn song hành cùng nhau, không thể tách rời. Muốn có Giọng thì bắt buộc phải có Điệu Thức. Điệu Thức chính là quy luật sắp xếp các nốt xuất hiện trong một Giọng, là công thức tạo nên Âm Giai, tạo nên Giọng. Dưới đây là 7 điệu thức phổ biến trong âm nhạc mà chắc chắn bạn phải biết:

 

(ghi chú: W = whole = 1 cung, H = half = nửa cung)

 

 

*trong 7 điệu thức trên, Ionian và Aeolian chính là điệu thức Giọng Trưởng và điệu thức Giọng Thứ tự nhiên mà chúng ta vẫn thường gọi/ thường gặp trong các bài hát*

 

Việc học và ghi nhớ các MODE sẽ giúp mở rộng kĩ năng sáng tác của bạn. Thay vì chỉ giới hạn trong các Giọng Trưởng (Ionian) và Giọng Thứ tự nhiên (Aeolian) thì bạn hoàn toàn có thể thử sức sáng tạo và viết nhạc theo các điệu thức khác như Giọng Dorian, Giọng Lydian,… Ngoài ra, bên cạnh 7 điệu thức phổ biến này thì còn rất nhiều điệu thức khác nữa trên thế giới và có những quốc gia tồn tại những điệu thức riêng giúp âm nhạc của họ trở nên khác biệt so với âm nhạc đại chúng (ví dụ như Ấn Độ)

Sáng tác (composer), viết lời (songwriter/lyricist) và hòa âm phối khí (arranger) là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sở dĩ các khái niệm càng ngày càng khó phân biệt hơn là bởi vì chúng ta đã có khả năng làm nhiều việc cùng lúc: có thể vừa viết lời vừa viết giai điệu, vừa viết lời vừa làm beat, vừa làm beat vừa viết giai điệu,… nên mọi người dần có xu hướng dùng một từ để chỉ chung cho các nhóm công việc mà mình làm. Ở hiện tại, khi nhắc tới sáng-tác-nhạc, hầu hết mọi người sẽ mặc định “sáng tác” là hoàn thiện được một bài hát ở cấp độ Demo, ít nhất là đã được hoàn thiện phần lời và nhạc (phần nhạc/beat ở cấp độ này chỉ dừng lại ở mức mô tả, phụ hoạ cho lời bài hát). “Sáng tác” này được xem là bản phác thảo đầu tiên trước khi tiến hành hoà âm phối khí.

Bạn có thể tham khảo thêm về các khái niệm dễ nhầm lẫn trong sản xuất âm nhạc tại đây.

Sự cân bằng là thứ rất khó để đạt được trong suốt quá trình hoàn thiện một bài hát. Nó xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của sản xuất âm nhạc. Sự cân bằng trong sáng tác khác với sự cân bằng trong hoà âm phối khí và trong Mixing. Hầu hết những người viết nhạc luôn cố gắng để cân bằng giữa “học thuật” và “thị hiếu”. Trong khi sự “học thuật” là để thoả mãn tính cách và “cái tôi” của người viết nhạc thì “thị hiếu” là thứ để thoả mãn tai nghe của khán giả. Cân bằng được cả hai yếu tố này luôn là một bài toán khó với những ai làm nghệ thuật. Có người chỉ chọn đáp ứng 1 trong 2 yếu tố trên, người tham vọng hơn sẽ cố gắng cân bằng cả hai yếu tố. Nhưng tất nhiên mọi cách thức đều không có đúng hay sai, chỉ có cách nào là phù hợp với bản thân và lựa chọn thì luôn nằm ở bạn!

“Cảm hứng” là cụm từ dành cho những ai chưa đủ tự tin vào khả năng sáng tác của mình. Khi bạn rèn luyện và sáng tác đủ nhiều, bạn sẽ nhận ra thứ bạn cần là câu chuyện và cách bạn kể chuyện chứ không phải là “cảm hứng”. Mỗi một cuộc đời sẽ có vô vàn câu chuyện và sự kiện xảy ra, bạn chỉ cần tìm ra được cách kể chuyện phù hợp với mình và biến nó thành bài hát. Nếu bạn không phải là người có trí nhớ tốt, cách hiệu quả nhất để bạn lưu giữ những câu chuyện trong cuộc sống chính là ghi chép lại. Rèn luyện thói quen “kể chuyện bằng âm nhạc” là cách để khả năng sáng tạo của bạn luôn được tu dưỡng.

Đừng quá dồn ép bản thân! Nếu bạn thấy “bí ý tưởng”, hãy cho mình được nghỉ ngơi và hít thở. Cố gắng đừng nghĩ gì tới việc “phải hoàn thành bài hát này” trong vòng 2 đến 3 ngày, thậm chí có thể lâu hơn, để tinh thần mình được thực sự thư giãn. Khi bạn “hồi phục” được tinh thần, có thể vấn đề sẽ được giải quyết. Hãy dành thời gian tập luyện điều độ và phù hợp với tình trạng sức khoẻ tinh thần của mình. Âm nhạc nên là thứ giúp tâm hồn được thăng hoa chứ không nên là một hố đen hút cạn sinh khí của bạn.

“Tôi viết nhạc để làm gì?”

Nếu bạn có câu trả lời ngay tập tức sau khi đọc câu hỏi này, hãy ghi lại và đặt nó ở nơi bạn dễ nhìn thấy nhất. Vì với tốc độ trả lời nhanh chóng đó thì chắc chắn đây chính là mục tiêu to lớn mà bạn thực sự muốn đạt được! Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ luôn đọc được mẩu giấy nhắc này để luôn giữ tinh thần kiên định và bền bỉ nhé!

 

Nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời thì có thể hành trình sáng tác sẽ giúp bạn có thêm trải nghiệm thú vị và thêm cánh cửa để khám phá bản thân, để hiểu mình thực sự muốn gì, thích gì, khao khát điều gì. Có thể âm nhạc sẽ giúp bạn kết nối với chính mình!

Scroll to Top