Hòa âm phối khí

Nếu nói Sáng Tác là cơ thể của một người thì Hòa Âm Phối Khí chính là outfit của người đó. Một trang phục phù hợp chắc chắn sẽ tạo nên một giao diện thu hút, một bản phối hay sẽ tôn lên được vẻ đẹp và thông điệp mà bài hát muốn truyền tải. Về lý thuyết thì Hòa Âm Phối Khí (Arrangement) là công việc sắp xếp, chọn lựa các nhạc cụ để hoàn thiện phần nhạc cho một tác phẩm.

Học hay không là do bản thân mình. Tất nhiên nếu có sẵn điều kiện tốt thì việc học của bạn sẽ thuận lợi hơn nhưng không có nghĩa là bạn không thể tự học. Nếu bạn chưa tìm được cho mình một người thầy phù hợp thì bạn vẫn có thể tiếp cận thông tin qua các công cụ tìm kiếm. Hãy bắt đầu với một cuốn sổ, một cây bút, một chiếc điện thoại và một lộ trình với định hướng cụ thể. Kiến thức vẫn luôn ở đó chờ bạn. Quan trọng không phải là “tài chính tốt”, quan trọng là sự quyết liệt theo đuổi. 

1. Lựa chọn DAW (Digital Audio Workstation) phù hợp với nhu cầu của bản thân.

 

2. Xác định được màu sắc âm nhạc mình muốn theo đuổi.

 

3. Hiểu cách sắp xếp và bố cục của bài hát (bạn có thể tham khảo thêm tại mục sáng tác)

 

4. Hiểu về các loại nhạc cụ thường được dùng trong sản xuất và “tính cách” của từng loại nhạc cụ đó, cách “chuyển động” của chúng trong bài hát.

 

5. Hiểu về bố cục của bài nhạc mình làm (bằng cách tự trau dồi kiến thức về thể loại nhạc đó trước khi bắt đầu dự án)

Ableton Live:

  • Điểm mạnh: thân thiện với người dùng, trình diễn live tốt, nhiều tính năng thiết kế âm thanh chuyên sâu, phù hợp sản xuất nhạc điện tử.
  • Điểm yếu: giá thành cao.

Logic Pro X:

  • Điểm mạnh: công cụ chỉnh sửa âm thanh (audio) chuyên nghiệp, có sẵn nhiều loại Synthesizer và hiệu ứng chất lượng tốt, giá thành hợp lý.
  • Điểm yếu: chỉ tương thích với MacOS.

FL Studio:

  • Điểm mạnh: giá thành hợp lý, tuyệt vời cho sản xuất nhạc điện tử.
  • Điểm yếu: khả năng chỉnh sửa âm thanh (audio) còn hạn chế.

Pro Tools:

  • Điểm mạnh: chất lượng tiêu chuẩn của ngành công nghiệp âm nhạc, phù hợp với giai đoạn hậu kì (mix, master)
  • Điểm yếu: dựa vào hình thức đăng-ký-sử-dụng, giá thành cao, khả năng MIDI hạn chế.

Cubase:

  • Điểm mạnh: bộ công cụ toàn diện, khả năng MIDI mạnh mẽ, tuyệt vời để làm nhạc phim (film scoring)
  • Điểm yếu: giá thành cao, giao diện sử dụng khá phức tạp.

Studio One:

  • Điểm mạnh: thân thiện với người dùng, trình diễn live tốt, giá thành hợp lý.
  • Điểm yếu: có giới hạn nếu sử dụng Plug-in của bên thứ ba.

GarageBand

  • Điểm mạnh: miễn phí, thân thiện với người dùng, tuyệt vời cho người mới bắt đầu.
  • Điểm yếu: chỉ tương thích với iOS & MacOs.

Hoàn toàn tùy thuộc vào mục tiêu của bạn! Nếu âm nhạc với bạn chỉ là một cuộc dạo chơi, bạn không nhất thiết phải biết nhạc lý. Với những tiện ích và các công cụ ở thời điểm hiện tại thì rất nhiều người vẫn đang làm được nhạc mà không cần tới nhạc lý. Nhưng nếu bạn nghiêm túc với hành trình này thì học nhạc lý thật ra không quá khó, hãy suy nghĩ đến việc bắt đầu nhé! Kiến thức sẽ là thứ giúp bạn không bị lệ thuộc.

– Velocity: cường độ mạnh/nhẹ, đặc biệt quan trọng khi muốn tạo sự uyển chuyển và chân thực cho đoạn âm thanh (midi) của nhạc cụ.

 

– ADRS: viết tắt của Attack, Decay, Release, Sustain. Được dùng rất nhiều trong thiết kế âm thanh, đặc biệt là thiết kế âm thanh với Synthesizer.

 

– Sample là đoạn âm thanh dạng Audio, thường có thời lượng không quá 30s. Các dạng Sample hay gặp nhất là các âm thanh trong bộ Drums (kick, snare, tom, cymbal,…), các đoạn melody (piano, guitar,…) hoặc có thể là các trích đoạn trong các bài hát, hội thoại, phỏng vấn, phim ảnh,…

 

– VST (Virtual Studio Technology) là các công cụ giúp sức cho việc sáng tạo và cải thiện chất lượng trong quá trình sản xuất, là thứ không thể thiếu với bất cứ người làm nhạc nào. VST được chia ra thành 3 loại chính: VST Instrument, VST Effect và VST MIDI Effect.

 

– Preset: các cài đặt/ thiết kế có sẵn bên trong các VST.

 

– Beat & Bar: ví dụ một bài hát nhịp 4/4 thì 1 Bar của bài hát sẽ có 4 Beat; bài hát nhịp 3/4 thì 1 Bar sẽ có 3 Beat. Beat là “tập hợp con” của Bar.

 

– Giá trị các nốt theo ký hiệu:

  • 8 = nốt tròn tư
  • 4 = nốt tròn ba
  • 2 = nốt tròn đôi
  • 1 = nốt tròn
  • 1/2 = nốt trắng
  • 1/4 = nốt đen
  • 1/8 = nốt móc đơn
  • 1/16 = nốt móc kép
  • 1/32 = nốt móc ba
  • 1/64 = nốt móc tư
  • 1/128 = nốt móc năm
  • 1/256 = nốt móc sáu.

Interface.

Midi Controller chỉ đơn giản là “chiếc điều khiển”  hỗ trợ các thao tác của bạn trong DAW. Dù là dòng cao cấp hay bình dân thì tác dụng chính vẫn là đẩy nhanh tốc độ của các thao tác. Không có Midi Controller thì bạn vẫn làm được nhạc, chỉ là tốc độ sẽ chậm hơn. Thiết bị này không tác động tới chất lượng âm thanh (bạn có thể tham khảo cách lựa chọn Midi Controller tại đây). Còn đối với Interface thì một chiếc Interface tốt sẽ cho bạn một đường truyền tốt, phản hồi âm thanh tốt và đảm bảo được chất lượng của bản thu (nếu bạn có thu âm Vocal). Interface chất lượng sẽ góp phần giúp bạn tạo nên một bản nhạc chất lượng.

Synthesizer là một loại nhạc cụ khi và chỉ khi có điện! Đây là nhạc cụ điện tử, phát ra âm thanh từ tín hiệu điện, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1965. Không giống như Piano, Guitar hay bất cứ một loại nhạc cụ thông thường nào mà bạn có thể chơi ở bất cứ đâu, Synthesizer chỉ sử dụng được khi có nguồn điện được cấp trực tiếp tới thiết bị hoặc từ pin, USB, máy tính. Những người theo trường phái truyền thống/ cổ điển có thể sẽ chưa “toàn tâm toàn ý” coi Synthesizer là một loại nhạc cụ nhưng trong sản xuất âm nhạc ở thời điểm hiện tại thì Synthesizer thực sự là một loại nhạc cụ không thể thiếu, dù là Analog hay Digital.

Bearmaker là khái niệm có “tuổi đời” ít hơn so với Arranger. Cụm từ Beatmaker chỉ thực sự thịnh hành kể từ khi mảng sản xuất âm nhạc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ nhờ các công cụ và thiết bị giúp tạo beat nhanh chóng. Về vai trò thì cả 2 “nhân vật” này đều làm những nội dung công việc giống nhau, đó là sắp xếp các nhạc cụ và xây dựng bản nhạc. Trong khi Beatmaker thiên về sự nhanh chóng và tự do trong việc sử dụng các Sample, các tiện ích và các công cụ hỗ trợ cho việc sáng tạo thì Arranger thường sẽ là những người xây dựng bản nhạc ưu tiên tính nguyên bản và có sự cầu toàn nhất định trong sản xuất. Xét về vai trò thì Beatmaker và Arranger là một. Xét về mức độ chuyên nghiệp trong cách làm việc và trong câu chữ thì Arranger là khái niệm được sử dụng rộng rãi hơn.

Loop Sample là một cách nhanh chóng để mô phỏng ý tưởng ban đầu nếu bạn chưa thành thạo việc ghi lại ý tưởng khi làm việc cùng DAW. Bạn có thể “chữa cháy” bằng cách dùng Loop nhưng nếu bạn quá ưa thích việc này, nó sẽ khiến bạn bị phụ thuộc và thiếu sự sáng tạo trong sản xuất nhạc. Khi bạn làm nhạc càng lâu, bạn sẽ càng muốn tạo dấu ấn riêng của mình trong từng sản phẩm và những dấu ấn riêng đó sẽ không có sự xuất hiện của những chiếc Loop đại trà mà ai cũng có thể sử dụng được. Điều này không có nghĩa là chúng ta nên “bài trừ” việc sử dụng Loop mà hãy sử dụng nó một cách thông minh, tránh việc đóng khung ý tưởng theo bất cứ chiếc Loop nào để bạn luôn được là người chủ động sáng tạo và đạt được thành quả mang tính nguyên bản nhất.

Miễn là tổng thể bài hát nghe hòa hợp thì nhiều track hay ít track không phải là vấn đề bạn cần quan tâm. Nếu nhiều track mà khi playback nghe bài nhạc rối loạn và thiếu kiểm soát thì quan điểm “càng nhiều càng tốt” có vẻ không chính xác. Sự thật là sẽ có rất nhiều “cuộc chạy đua” diễn ra khi bạn bước vào con đường sản xuất: chạy đua số lượng track, chạy đua thiết bị, chạy đua Analog,… Bạn có thể chọn tham gia vào các “cuộc đua” đó hoặc tự mình xây dựng và tự mình đáp ứng những tiêu chí riêng, phù hợp với bản thân. Cái bạn cần là sự vững vàng trong kĩ năng, trong định hướng và trong mục tiêu mà mình hướng tới.

Nếu bạn chưa thành thạo các thao tác trong làm nhạc thì việc tập trung vào một thể loại duy nhất là cần thiết! Khi bạn tập trung và thuần phục được một thể loại, quá trình rèn luyện đó sẽ cho bạn kĩ năng và tốc độ làm việc. Sau khi bạn đã đạt được cấp thành thạo mà mình muốn, bạn hoàn toàn có thể “chinh phạt” thêm các thể loại khác nữa mà không hề bị áp lực trong việc tiếp cận chúng. Chìa khoá luôn nằm ở sự kiên trì rèn luyện.

Sẽ có 2 cách thức (phổ biến) khi làm nhạc:

 

1. Cố gắng hoàn thiện một chiếc Loop 8 Bar và dựng mọi thứ trước theo chiều dọc (vertical development)

2. Trải dài hòa thanh theo chiều ngang và dựng mọi thứ lần lượt từ trái sang phải (horizontal development)

 

Về cách thức làm nhạc, sẽ không có đúng hay sai, chỉ có cách nào là phù hợp với bạn nhất. Hãy thử cả 2 cách NGANG và DỌC trước khi quyết định đóng khung quy trình làm việc của mình. Bạn sẽ không thể biết cách làm nào sẽ giúp workflow mượt mà hơn nếu bạn không tự mình thử nghiệm cả hai.

Scroll to Top